Cùng với sự phát triển của điện thoại di động là lúc người ta đã biết đến việc sử dụng sóng vô tuyến để đàm thoại, người ta bắt đầu nghĩ đến việc dùng sóng vô tuyến không chỉ để truyền tín hiệu âm thanh, mà còn để truyền nhiều loại tín hiệu khác, ví dụ như tín hiệu hình ảnh, văn bản. Và giải pháp thuận tiện, hiệu quả nhất là truyền tải những tín hiệu đó dưới dạng tệp.
Các bạn thử nghĩ xem. Truyền tải tín hiệu âm thanh và hình ảnh không dây đã xuất hiện từ thời có máy thu thanh (radio) và máy thu hình (TV). Nhưng 1 nhược điểm lớn đó là những tín hiệu đó là tín hiệu nhất thời, những tín hiệu âm thanh và hình ảnh hiện lên trên TV cứ đến và đi chỉ trong vòng 1 nốt nhạc, rất khó để ghi nhớ nội dung những tín hiệu đó truyền tải. Người ta muốn lưu trữ những thông tin dạng âm thanh, văn bản và hình ảnh, và vì thế người ta nghĩ ra các định dạng tệp, để sau này có thể sử dụng những phần mềm đọc tệp mở lại những tệp đấy ra.
Ví dụ một số định dạng tệp, trên hình là những định dạng tệp soạn thảo. Công thức chung của tệp là <tên tệp>.<định dạng>. Ví dụ: tệp văn bản Word tên document.docx, phần tên là document, phần định dạng tệp là .docx. Tương tự với những định dạng tệp khác ví dụ tệp âm thanh baihat.mp3.
Ví dụ một số định dạng tệp, trên hình là những định dạng tệp soạn thảo. Công thức chung của tệp là <tên tệp>.<định dạng>. Ví dụ: tệp văn bản Word tên document.docx, phần tên là document, phần định dạng tệp là .docx. Tương tự với những định dạng tệp khác ví dụ tệp âm thanh baihat.mp3.
Và người ta có nhu cầu truyền tải tệp từ người này sang người khác, như là truyền tải thông tin giữa người với người, điều mà con người đã làm từ rất lâu trong lịch sử dưới nhiều hình thức.
Như vậy, tiếp tục là 1 cuộc cách mạng nếu có cách truyền tải tệp qua sóng vô tuyến, giống như đã truyền âm thanh, tin nhắn bằng điện thoại di động.
Năm 1997, Jim Kardach phát triển hệ thống kết nối không dây hỗ trợ giao tiếp giữa điện thoại di động và máy tính. Vào khoảng thời gian đó ông đang đọc tiểu thuyết lịch sử The Long Ships về những người Vikings và quyết định mượn tên của vua Harald Bluetooth để đặt cho chuẩn kết nối này.
Logo Bluetooth, biểu tượng Bluetooth lấy từ vua Harald Bluetooth (thế kỷ 10).
Logo Bluetooth, biểu tượng Bluetooth lấy từ vua Harald Bluetooth (thế kỷ 10).
Vua Harald Bluetooth đã có công thống nhất các bộ lạc Đan Mạch thời đó thành 1 quốc gia hoàn chỉnh, tương tự như Bluetooth là chuẩn giao tiếp chung thống nhất giữa điện thoại và máy tính.
Các chữ cái trong Scandinavian runes. Chữ H và chữ B - viết tắt của tên vua Harald Bluetooth - ghép lại thành biểu tượng Bluetooth.
Các chữ cái trong Scandinavian runes. Chữ H và chữ B - viết tắt của tên vua Harald Bluetooth - ghép lại thành biểu tượng Bluetooth.
Bluetooth là bản tiếng Anh của cái tên Scandinavia Blåtand/Blåtann, và cái logo của Bluetooth cũng là chữ rune kết hợp giữa 2 kí tự rune khác: ᚼ (chữ H), ᛒ (chữ B) - kết hợp lại thành HB, viết tắt của Harald Bluetooth.
Đặc tả Bluetooth được phát triển đầu tiên bởi Ericsson (hiện nay là Sony Ericsson và Ericsson Mobile Platforms), và sau đó được chuẩn hoá bởi Bluetooth Special Interest Group (SIG). Chuẩn được công bố vào ngày 20 tháng 5 năm 1999. Bluetooth sử dụng chuẩn IEEE 802.15.1. Công nghệ này hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 720KB/s trong phạm vi 10m-100m. Điểm cải tiến quan trọng giữa Bluetooth và công nghệ không dây trước đó là hồng ngoại (infrared) là Bluetooth không cần phải định hướng đầu phát và đầu thu, do Bluetooth bản chất là sóng vô tuyến sử dụng giải tần số 2.4GHz.
Năm 1971, ALOHAnet công bố chuẩn ALOHA, chuẩn này sau này tiến hoá thành công nghệ Ethernet và chuẩn IEEE 802.11. Và vào năm 1985, luật của Uỷ ban Truyền thông Liên bang Mỹ (US Federal Communications Comission - FCC) cho phép sử dụng hệ thống băng tần này công khai không cần cấp giấy phép. Những hệ thống băng tần trên trùng tần số với sóng vô tuyến trong những thiết bị như lò vi sóng và có thể cộng hưởng, gây nhiễu.
Sơ đồ Ethernet.
Sơ đồ Ethernet.
Năm 1992, những nhà nghiên cứu chuyên ngành vật lý học vô tuyến (radiophysics) của CSIRO ở Úc phát triển 1 hệ thống thử nghiệm mạng cục bộ không đây. Khoảng trước đó một chút, năm 1991 ở nước Hà Lan tập đoàn NCR cùng AT&T phát minh hệ thống tiền nhiệm của chuẩn 802.11, hướng tới mục đích sử dụng ở hệ thống thanh toán giao dịch, gọi là WaveLAN. Vic Hayes của NCR, chủ tịch của IEEE 802.11 trong 10 năm, cùng với kỹ sư Bruce Tuch của Bell Labs thiết kế ra 2 tiêu chuẩn phân nhánh của IEEE là 802.11a và 802.11b. Chúng đã được giới thiệu vào công ti Wi-Fi NOW Hall of Fame.
Sơ đồ kiến trúc IEEE 802.11.
Sơ đồ kiến trúc IEEE 802.11.
Phiên bản đầu tiên của chuẩn 802.11 là 802.11a ra mắt năm 1997, cho phép tốc độ kết nối lên tới 2Mbit/s. Năm 1999 chuẩn 802.11b ra đời, mang tới sự cải thiện về tốc độ kết nối, lên tới 11Mbit/s, và nhanh chóng trở nên phổ biến.
Các phiên bản khác nhau của chuẩn IEEE 802.11 với băng tần, tốc độ dữ liệu, phạm vi khác nhau.
Các phiên bản khác nhau của chuẩn IEEE 802.11 với băng tần, tốc độ dữ liệu, phạm vi khác nhau.
Và cũng trong năm 1999, hiệp hội thương mại Wi-Fi Alliance được thành lập, nắm giữ thương hiệu Wi-Fi. Như vậy, thuật ngữ Wi-Fi ra đời, trở thành tiêu chuẩn kết nối cho các sản phẩm bán ra thị trường.
Logo Wi-Fi - thương hiệu nắm giữ bởi Wi-Fi Alliance.
Logo Wi-Fi - thương hiệu nắm giữ bởi Wi-Fi Alliance.
Biểu tượng của kết nối Wi-Fi.
Biểu tượng của kết nối Wi-Fi.
Bài này mình không viết về điện thoại di động mà viết về các tiêu chuẩn kết nối không dây, vì chính những tiêu chuẩn kết nối không dây này, cộng thêm mạng 3G, là những yếu tố cơ bản quyết định tới sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại cận-thông minh và điện thoại thông minh. Mình mong các bạn tiếp tục chờ đợi theo dõi phần sau.