Năm 1992, IBM giới thiệu mẫu máy IBM Simon - mẫu máy được công nhận là điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới (mình gọi là mẫu máy cận-thông minh, xem phần 1 định nghĩa về điện thoại cận-thông minh và điện thoại thông minh).
IBM Simon - điện thoại thông minh (cận thông minh) đầu tiên trên thế giới.
IBM Simon - điện thoại thông minh (cận thông minh) đầu tiên trên thế giới.
Máy có kích thước 8 x 2.5 x 1.5 (inch) và có khối lượng 18oz (510g). Trang bị viên pin NiCad 7.5V, thời gian đàm thoại 60 phút. Máy vẫn nhắm vào việc liên lạc trong mạng lưới analogue 1G AMPS. Các hệ thống analogue là những hệ thống tiêu thụ nhiều điện năng, dẫn đến thời lượng sử dụng pin thấp.
Thêm 1 điều mà những phần trước mình chưa nói, đó là công nghệ pin thời đó chưa phát triển, pin NiCad cồng kềnh mà dung lượng thấp. Sau này phát triển lên pin NiMH và pin Li-ion, LiPo dung lượng cao hơn, bớt cồng kềnh hơn, và cũng bỏ đi được chất cadmium độc hại.
Pin NiCad (nickel-cadmium) dùng trong chiếc điện thoại IBM Simon. Thời đấy pin còn cồng kềnh, dung lượng thấp, cộng thêm với việc sử dụng hệ thống liên lạc analogue làm tiêu tốn điện năng, dẫn đến thời lượng pin thấp. Thêm nữa cadmium là chất độc hại. Sau này công nghệ viễn thông và công nghệ pin phát triển nên pin NiCad không còn được sử dụng trong điện thoại.
Pin NiCad (nickel-cadmium) dùng trong chiếc điện thoại IBM Simon. Thời đấy pin còn cồng kềnh, dung lượng thấp, cộng thêm với việc sử dụng hệ thống liên lạc analogue làm tiêu tốn điện năng, dẫn đến thời lượng pin thấp. Thêm nữa cadmium là chất độc hại. Sau này công nghệ viễn thông và công nghệ pin phát triển nên pin NiCad không còn được sử dụng trong điện thoại.
Tuy đã được giới thiệu vào năm 1992 nhưng phải đến 16 tháng 8 năm 1994 mới được mang vào thương mại. Và đến tháng 2 năm 1995, máy IBM Simon ngừng bán ra thị trường.
Trong quãng đời ngắn ngủi của mình, mẫu máy đã bán được ra thị trường 50000 chiếc - bây giờ các bạn có thể cho là quá thấp, nhưng thời đấy, khi điện thoại vẫn còn là sản phẩm nhắm vào giới thượng lưu thì 50000 cũng là được rồi. Giá 900$ năm 1994 (1650$ năm 2021) cũng khá hời vào thời đó, nếu so ra mẫu Motorola MicroTAC thời đó cũng khoảng 2500$ tức là khoảng 5000$ thời nay.
Trong quãng tuổi đời ngắn ngủi 6 tháng của mình, IBM Simon đã cung cấp nhiều tính năng ưu việt so với điện thoại di động hồi bấy giờ - khi đó chỉ cần có cái mà nghe gọi đã là tốt rồi. Nói đơn giản, nó là thiết bị trợ lý kĩ thuật số cá nhân (personal digital assistant - PDA) đầu tiên trên thế giới tích hợp tính năng nghe gọi, và cũng là điện thoại đầu tiên trên thế giới tích hợp PDA. Do vậy nó có các tính năng của PDA: gửi và nhận fax, email và tính năng máy nhắn tin. Cộng thêm cả lịch, nhắc nhở, máy tính (calculator), đồng hồ thế giới, ghi chú, sổ địa chỉ (address book). Máy chạy hệ điều hành Datalight ROM-DOS, giao diện cảm ứng the Navigator do IBM làm ra.
Đồng thời IBM đã rất hào phóng trang bị màn hình cảm ứng (touchscreen). Màn hình LCD đơn sắc có kích thước 4.5 x 1.4 inch tương ứng với 114 x 36 mm, độ phân giải 160 x 293 pixel. Tuy vậy màn hình vẫn là cảm ứng điện trở (resistive touchscreen), để hoạt động tốt cần 1 cái bút cảm ứng (stylus) mục đích nhận diện chính xác thao tác.
Nguyên lý hoạt động của màn hình cảm ứng điện trở.
Nguyên lý hoạt động của màn hình cảm ứng điện trở.
Điện thoại cảm ứng điện trở với bút cảm ứng. Dùng bút cảm ứng để diện tích tiếp xúc với màn hình nhỏ, thao tác chính xác.
Điện thoại cảm ứng điện trở với bút cảm ứng. Dùng bút cảm ứng để diện tích tiếp xúc với màn hình nhỏ, thao tác chính xác.
Về phần cứng, máy sử dụng chip xử lý Vadem VG230 (CMOS) SoC (System-on-Chip) 16bit 16MHz từ NEC, MOS RAM từ Sony (32KB) và Hitachi (1MB) (MOS là oxide kim loại bán dẫn - metal oxide semiconductor, C là thêm vào - complementary). Trang bị cả bộ nhớ flash 1MB từ Intel hoặc Hitachi, và chip modem đến từ Cirrus Logic.
Tựu chung lại là, tuy không quá phổ biến nhưng IBM Simon thực sự là bước đột phá trong ngành điện thoại di động thời bấy giờ.
Kế nhiệm IBM Simon là chiếc HP OmniGo700LX, và tiếp theo nữa là chiếc Nokia 9000 Communicator, ra mắt thị trường ngày 15 tháng 8 năm 1996.
Nokia 9000 Communicator. Máy có một nửa là điện thoại và một nửa là máy tính.
Nokia 9000 Communicator. Máy có một nửa là điện thoại và một nửa là máy tính.
Nokia 9000 Communicator có cải thiện so với IBM Simon về kích thước và khối lượng (173x64x38 mm - 6.81x2.52x1.5 inch so với 8x2.5x1.5 inch). Nhưng quan trọng hơn hết, Nokia 9000 Communicator hoạt động trên hệ thống băng tần GSM thay vì hệ thống AMPS của chiếc máy tiền nhiệm. Hệ quả là, với viên pin Li-ion cung cấp theo máy so với pin Ni-Cad của IBM Simon, thời lượng pin cải thiện hơn hẳn.
Nokia 9000 Communicator trang bị con chip Intel 24MHz i386 CPU. Tuy 24MHz là con số rất thấp so với bây giờ (thời đại điện thoại thông minh toàn chip GHz) nhưng con số đấy đối với thời bấy giờ thì quả thực rất là lớn. Bộ nhớ trong 8MB: 4MB cho các ứng dụng (applications), 2MB bộ nhớ hệ thống (program/system memory - vâng, là ưu điểm lớn so với bộ nhớ điện thoại thông minh bây giờ, với dung lượng hệ thống toàn cỡ GB dễ bị nặng máy) và 2MB dữ liệu người dùng (user data).
Máy trang bị hệ điều hành PEN/GEOS 3.0, cung cấp cho người dùng rất nhiều tính năng tân tiến tại thời điểm đó: gửi và nhận email và fax qua modem GSM 9.6 kbit/s (giờ thì quá cổ lỗ sĩ nhưng thời đó là nhanh rồi), trình duyệt web và những chương trình phục vụ cho giới doanh nhân (business programs).
Giao diện người dùng (user interface) của Nokia 9000 Communicator: 4 nút lệnh bên phải, 2 phím di chuyển. Bên trái có phần hiển thị ứng dụng (indicators), giao diện chính (trung tâm) có con trỏ/thanh lựa chọn (selection frame), thanh tìm kiếm (search field) và thanh di chuyển (scroll bar).
Giao diện người dùng (user interface) của Nokia 9000 Communicator: 4 nút lệnh bên phải, 2 phím di chuyển. Bên trái có phần hiển thị ứng dụng (indicators), giao diện chính (trung tâm) có con trỏ/thanh lựa chọn (selection frame), thanh tìm kiếm (search field) và thanh di chuyển (scroll bar).
Fax trên 9000 Communicator.
Fax trên 9000 Communicator.
Máy tính trên 9000 Communicator. Thời đấy máy tính cũng là tính năng hiếm có trên những mẫu điện thoại có mặt trên thị trường.
Máy tính trên 9000 Communicator. Thời đấy máy tính cũng là tính năng hiếm có trên những mẫu điện thoại có mặt trên thị trường.
Điều thú vị là 2 nửa điện thoại và máy tính tách biệt với nhau, bạn có thể bật và tắt nguồn phần điện thoại mà không ảnh hưởng tới nửa máy tính. Tuy nhiên, chúng vẫn có mối liên hệ, cho phép bạn gõ SMS hoặc chỉnh sửa thông tin liên hệ bằng bàn phím. Màn hình đơn sắc LCD ở phần máy tính có độ phân giải 640 x 200 pixel. Trang bị bàn phím QWERTY giúp soạn thảo thư từ (fax, email, SMS) hoặc gõ danh bạ 1 cách dễ dàng. Hồi đấy hầu như điện thoại nào cũng dùng bàn phím T9 (vẫn là tiêu chuẩn cho điện thoại phổ thông bây giờ), có được bàn phím QWERTY quả là 1 bước tiến vĩ đại.
Trước bối cảnh đó, Nokia đã làm 2 việc. Đầu tiên là tiếp tục phát triển dòng Communicator, cho ra mẫu 9110 Communicator nhanh hơn (chip 33MHz so với 24MHz của 9000) và nhẹ hơn. Tiếp theo là, phát triển hệ điều hành tiên tiến hơn nữa, đó là Symbian OS, bắt kịp những tính năng tân tiến như Wi-Fi, Bluetooth. Và mình xin hoãn lại những thứ đó sang phần sau.
Link: Fanpage FB: https://www.facebook.com/lsdtdd
Nokia 9000 Communicator: https://www.gsmarena.com/flashback_nokia_9000_communicator-news-45111.php
https://genk.vn/nhin-lai-nokia-9000-communicator-mot-chiec-dien-thoai-mot-chiec-may-tinh-mot-tuong-lai-cho-cong-nghe-di-dong-tu-24-nam-20200912170411059.chn